Xà bông

Nên dùng xà bông hàng ngày để diệt khuẩn không?

 3000 năm trước công nguyên, những người tiền sử dọc bờ sông Nil sau những lần nướng thịt thú săn trên lửa để ăn, để tế thần. Những giọt mỡ rơi xuống đống tro tàn khi nguội lại sẽ vón thành cục cứng có màu xám xịt của tro. Khi các cục cứng đó kết hợp với nước sẽ tạo ra bọt, khi dùng để tẩy rửa vết bẩn (cố ý hoặc ngẫu nhiên) sẽ rửa trôi rất nhanh, từ đó người ta chủ động làm theo cách đó để chế tạo ra sản phẩm tẩy rửa đầu tiên của văn minh nhân loại loài người.

Rồi cũng có giả thiết cho rằng người cổ đại từ lâu đã biết tẩy rửa vệt bẩn trên cơ thể bằng cách bôi dầu tràm lên da, sau đó dùng nước hoa quả trộn với tro rửa lại cơ thể cho sạch.

Nhưng giả thiết phổ biến nhất, có độ tin cậy cao nhất vẫn là 600 năm trước công nguyên ở đế chế La Mã cổ đại, có nhóm phụ nữ “tình cờ phát hiện” giặt quần áo trên sông Tiber dưới chân thành Sapo (Thành Roma) sạch sẽ hơn hẳn so với các dòng sông khác. Vậy bí mật khác biệt nằm ở đâu? Đó chính là do lớp tro và mỡ động vật đổ ra từ các miếu thờ thần nằm trên đỉnh đồi. Kết hợp với nước từ dòng sông, chúng tạo thành chất tẩy rửa cổ đại, tiền thân của xà phòng hiện đại ngày nay. Từ đó cái tên gọi phản ứng xà phòng hóa gọi là “Saponification” được lái theo là tên đồi Sapo nơi người ta khám phá ra xà phòng. Từ “xà phòng” trong tiếng Anh là Soap, tiếng Pháp là Savon đều bắt nguồn từ Sapo mà ra, còn tiếng Việt là xà phòng. 

Khoảng năm 600 trước Công nguyên, những người đi biển từ đất nước Tây Ban Nha cổ đại đã làm ra loại xà phòng tương tự như xà phòng hiện nay. Họ sử dụng tro của thân cây (chứa nhiều kali) hòa với mỡ dê và đun sôi. Sau khi nước bốc hơi và phần chất rắn nguội đi, hỗn hợp này trở thành một chất rắn giống như sáp: đó chính là xà phòng.

Họ bán xà phòng cho người Hy Lạp và người La Mã để rửa hoặc giặt quần áo.

Người Celt ở nước Anh thời cổ xưa cũng làm ra xà phòng từ tro thân cây và mỡ động vật. Họ gọi sản phẩm này là ‘saipo’. Đó chính là nguồn gốc của từ ‘soap’ (xà phòng) trong tiếng Anh hiện đại ngày nay.

Đến năm 300 sau Công nguyên, Zosimos of Panopilos, một nhà hóa học người Ai Cập, đã có thể làm xà phòng rất giỏi và ông đã viết về quy trình nấu xà phòng. Ở Naples vào thế kỷ VI và ở Tây Ban Nha vào thế kỷ VIII đã có phường hội sản xuất xà phòng. Cũng vào thế kỷ VIII, ông Jabir Ibn Hayyan, một trí thức người Ả Rập, đã viết về việc sử dụng xà phòng để tắm rửa.

Cho đến ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, thì xà bông ( xà phòng) đã được ứng dụng  rộng rãi vào cuộc sống hàng ngày, và được sử dụng trên khắp thế giới.

Như chúng ta đã biết công dụng của xà phòng trong đời sống hàng ngày là tẩy rủa, về sinh, nhưng trong một số môi trường đặc biệt thì sử dụng xà phòng thôi chưa đủ mà phải sử dụng đến sản phẩm chuyên dụng cao theo chỉ định của bác sĩ ví dụ như:

  • Trong môi trường mà có nguy cơ lây lan, lây nhiễm bệnh cao ( trong bệnh viện) ta nên dùng bọt chà tay nhanh thường quy Virufoam, đây là dòng sản phẩm cao cấp không màu, không mùi, không vị, không cần dùng nước để rửa lại, sát khuẩn tối đa, giúp ngăn chặn mọi bệnh truyền nhiễm lây lan như virut, nấm, …., đây là dòng sản phẩm được các bác sĩ và các tổ chức y tế khuyến cao nên dùng hàng ngày.
  • Trong khu công nghiệp, khu chế xuất: đây là môi trường đông đúc, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, nên dùng virufoam rửa tay thường xuyên hàng ngày, để ngăn chặn mềm bệnh phát tác và lây lan gây hậu quả nghiêm trọng.