Nên chườm nóng hay chườm lạnh khi bị chấn thương?
Nên chườm nóng hay chườm lạnh khi bị chấn thương?
Khi bị chấn thương chẳng hạn nga hay va đập vi sợ vết thương tụ máu lâu tan, ngiều người đã chườm nóng, tuy nhiên có người thấy vết thương đau nhức thì muốn giảm đau nhanh thì lại chườm lạnh. Chườm nóng hay chườm lạnh là do cảm tính của mỗi người. Vậy xử lý đúng nhất khi bị chấn thương như thế nào?
Bênh nhân không được chườm nóng hay xoa bóp, những động thái này làm gia tăng tình trạng xuất huyết tại nơi chấn thương, còn xoa bóp lại khiến các dây chằng bị xơ chai mất đi độ đàn hồi, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Chúng sẽ trở nên yếu hơn và dễ chấn thương trở lại khi có những cử động hơi mạnh.
Trái lại những biện pháp chườm lạnh lại tỏ ra hiệu quả, khi bị bong gân, căng cơ hay bầm dập phần mềm luôn có tình trạng chảy máu ở tổ chức bên dưới, tình trạng này có thể giảm xưng, đau, và khiến vết thương lâu lành.
Chườm lạnh là biện pháp hiệu quả tức thì, tức là sau 48 giờ bị chấn thương, và trong điều trị phục hồi sau 48 giờ, trong khi đó chườm nóng chỉ phát huy tác dụng trong điều trị phục hồi.
Người ta thường làm dịu cơn đau bằng túi chườm, nhưng ít ai chú ý rằng các dạng chườm nóng, lạnh lại đem lại cảm giác dễ chịu, làm dịu cơn đau, nhưng thực tế tác dụng của 2 trạng thái đối lập ấy có nhiều điểm trái ngược.
Vậy sử dụng chườm nóng khi nào?
Chườm nóng sử dụng trong trường hợp chấn thương quá 48 giờ.
Có 2 loại đó là chườm nóng ướt và chườm nóng khô
- Chườm nóng khô : dùng những túi chườm nóng trong đó đựng dung dịch nóng chẳng hạn nước nóng để chườm vào vùng bị tổn thương
- Chườm ướt : chúng ta dùng khăn mặt nhúng vào nước nóng rồi vắt khô và chườm vào chỗ bị chấn thương, trong quá trình chườm chúng ta có thể thay đổi để cho nhiệt độ lúc nào cũng đảm bảo độ ẩm để chườm. Chườm nóng có tác dụng tăng tuần hoàn ở vùng bị tổn thương lên , và làm cải thiện quá trình viêm ở vùng bị tổn thương, mạch máu lưu thông tốt nó sẽ giảm quá trình viêm và nó giúp cho hồi phục quá trình tổn thương ấy được tốt hơn. Khi chườm nóng chúng ta nên chú ý nhiệt độ của túi chườm phải đảm bảo nhiệt độ 37 -45 độ C, Nếu vết thương bị viêm nhiễm nặng , hoặc bệnh nhân mà đang bị mất cảm giác tại vùng chấn thương thì chúng ta không nên chườm nóng. Người già và trẻ nhỏ khả năng cảm nhận cũng kém nên khi chườm nóng chúng ta phải rất cẩn thận để tránh bị bỏng cho các bệnh nhân.
Lưu ý khi chườm vết thương:
- Nếu da bị rách hoặc có vết khâu thì không được bôi dầu, lúc này ta cần phải lót nilon lên vùng định chườm để vết thương không bị ướt.
- Tốt nhất là ta nên chườm ngay 5-10 phút sau khi chấn thương, thời giam chườm là 20-30 phút .
- Lặp lại sau 2-3 giờ (khi thức) trong vòng 24 đến 48 giờ đầu.
Chườm lạnh: dùng nhiệt độ lạnh ( đá, nước đá )để chườm vào vết thương, áp dụng chườm trong vòng 24 -48h sau khi bị chấn thương, chườm lạnh có tác dụng giảm phù nề, xưng, bầm tím, giảm đau cho bệnh nhân.
Lưu ý khi chườm lạnh vết thương:
- Nếu vết thương kín, da không bị rách, không bị khâu: bạn có thể lót 1 miếng vải nỉ đã được tẩm nước lạnh lên trên da.
- Đặt túi đá lạnh lên trên cùng, sau đó kiểm tra màu da sau 5 phút, nếu da có màu hồng nhạt hoặc đỏ thì nhấc túi chườm ra.
- Nếu da chuyển màu hồng thì tiếp tục chườm thêm 5 đến 10 phút nữa.
Các bạn có thể tham khảo thiết bị chườm lạnh ICEMAN CLEAR 3 Bên mình nhé, sản phẩm này đã được các bác sĩ khuyên dùng khi chườm lạnh vết thương. Sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ.